“Ăn mừng thành công cũng tốt thôi, nhưng quan trọng hơn là học hỏi từ những bài học thất bại” – Bill Gates
Là một trong những doanh nhân công nghệ nổi tiếng và thành công nhất trong lịch sử, ban đầu Bill Gates là một sinh viên bỏ học. Tuy nhiên, trong thời gian ở trường Đại học Harvard, Gates đã nói với các giáo sư rằng ông sẽ trở thành triệu phú khi bước vào tuổi 30. Thực tế, ông đã làm tốt hơn nhiều – năm 31 tuổi, Bill Gates đã là một tỷ phú, một tỷ phú tự thân lập nghiệp.
Tuy vậy, đó không phải là con đường dễ dàng. Ngay cả những hoạt động từ thiện nổi tiếng cũng không đủ sức xóa hết “nghiệp chướng” để hoàn toàn cách ly Gates khỏi các thất bại. Trong thực tế, những nỗ lực từ thiện của ông đôi khi cũng không thành công. Gates thừa nhận “lấy làm tiếc” về một số chương trình. Mặc dù vậy, ông luôn cố gắng. Mỗi một “phi vụ” đầu cơ mới luôn được hình thành từ những thất bại trong quá khứ – điều chắc chắn có vai trò rất lớn trong việc ông trở thành người giàu thứ hai trên thế giới với tài khoản ròng 81,4 tỷ USD, theo xếp hạng của tạp chí Forbes.
“Làm người chiến thắng phải biết khi nào đủ là đủ. Đôi khi, bạn phải từ bỏ cuộc chơi giữa chừng, để đầu tư vào một cái khác hiệu quả hơn” – Donald Trump
Dường như tỷ phú Donald Trump luôn có ý chí sắt đá trong mỗi vụ việc. Ông là một ví dụ điển hình của một người luôn chuyển động và biến đổi, luôn làm những cái mới. Nhưng ông không bao giờ gắn bất cứ cảm xúc, tình cảm nào vào công việc.
Những người giàu có hiểu hơn ai hết giá trị của thời gian. Các doanh nhân thường phải vật lộn với cảm giác ý tưởng của họ là đứa con của họ. Nhưng đó là một suy nghĩ nguy hiểm, có thể dẫn đến thái độ không sẵn sàng thay đổi, mất quá nhiều thời gian và năng lượng để kiểm soát tình huống hoặc quá lâu mới thừa nhận thất bại.
Hãy quý mỗi một khoảnh khắc qua đi. Nếu một ý tưởng nào đó không có tác dụng, bạn phải biết dừng lại và giải phóng thời gian để tiến hành một ý tưởng khác. Đó chính là cách làm của Donald Trump.
“Nếu muốn đánh giá một con người, hãy xem cách anh ta đối xử với những người kém hơn, chứ không phải với những người ngang hàng” – J.K. Rowling
Là một tác giả giàu nhất thế giới, J.K. Rowling luôn tôn trọng và thấu hiểu sâu sắc những người sống trong sự nghèo khổ. Hơn ai hết, chính Rowling đã từng sống trong cảnh đó.
Giờ đây với tài sản trị giá khoảng 1 tỷ USD, những ngày nghèo khổ đó đã qua lâu, nhưng bất cứ ai từng trải qua cảnh sống cùng cực không bao giờ lãng quên điều đó. Trở thành người giàu có không làm cho bạn tốt hơn so với bất kỳ ai – nó chỉ đơn giản là bạn có nhiều tiền hơn. Tài sản lên xuống, được mất liên tục và những lời khuyên của Rowling nhắc nhở chúng ta đối xử tốt với những người xung quanh, bất kể họ là ai. Bởi sau tất cả, bạn không bao giờ biết khi nào bạn có thể rơi vào khó khăn và cần một bàn tay giúp đỡ của những ngườ khác.
“Khi tôi trưởng thành hơn, tôi không chú ý đến những gì một người nói. Tôi chỉ xem những gì họ làm” – Andrew Carnegie
Internet đã thay đổi mãi mãi cách chúng ta giao tiếp – thông tin về một cá nhân, doanh nghiệp cụ thể nào đó luôn sẵn sàng trên Internet.
Thế giới đang theo dõi tất cả chúng ta.
Ngay cả các doanh nghiệp mới thành lập cũng có thể tìm thấy chính họ trên Internet, ở những mức độ khác nhau. Bạn có thể nghĩ rằng hành động của bạn không được chú ý, nhưng thực tế, các ứng dụng như Secret, các mạng xã hội như Facebook khiến mọi thứ không có gì là riêng tư nữa.
Khách hàng đang theo dõi bạn. Các nhà đầu tư tiềm năng đang theo dõi bạn. Họ không quan tâm đến những gì bạn nói mà quan tâm đến những gì bạn làm!
“Nếu bạn không bao giờ muốn bị chỉ trích, tốt nhất đừng làm gì mới cả” – Jeff Bezos
Mặt dày, bạn sẽ cần đến một cái mặt dày!
Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos là một nhà lãnh đạo công nghệ phải đối mặt với nhiều yêu ghét khác nhau. Công ty của ông đã phải đối mặt với những lời chỉ trích và nhiều tranh cãi từ khi ra mắt, về đạo đức kinh doanh của ông, và về quản lý phong cách của ông.
Song Amazon đã cách mạng hóa cách chúng ta mua sắm trực tuyến. Bezos hiểu rằng việc thay đổi cuộc chơi luôn mời gọi những lời chỉ trích. Và ông rất “ok” với điều đó.
Nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh và muốn đảo lộn cả một ngành công nghiệp, bạn cũng nên quen với điều đó.
“Mồ hôi là tài sản giá trị nhất. Hãy hiểu ngành kinh doanh của bạn hơn bất cứ ai trên thế giới. Hãy yêu những gì bạn làm, nếu không, đừng làm nó nữa” – Mark Cuban
Có vẻ như tất cả mọi thứ Mark Cuban chạm vào đều biến thành vàng. Cuban lớn lên ở một khu ngoại ô giàu có của thành phố Pittsburgh, Mỹ và nhận thấy tinh thần kinh doanh khi chỉ mới 12 tuổi, khi ông bán túi rác để có tiền mua đôi giày mà ông ao ước. Sau khi lấy bằng cử nhân Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Kinh doanh Kelley, ông đã làm nhân viên bán hàng cho một nhà bán lẻ phần mềm ở Dallas – và bị sa thải trong vòng một năm.
Khoản đầu tư đầu tiên của Cuban, MicroSolutions, sau đó đã được bán cho CompuServe với giá 6 triệu USD. Khoản đầu tư thứ hai còn lớn hơn và hấp dẫn hơn. Cùng với một đối tác, ông thành lập AudioNet, sau này trở thành Broadcast.com vào năm 1998. Một năm sau, trong cơn bùng nổ dot-com, Yahoo đã mua lại công ty của ông với giá 5,7 tỷ USD bằng cổ phiếu.
Tạp chí Forbes cho biết tài sản ròng của ông là 2,7 tỷ USD, biến ông thành người giàu thứ 652 trên thế giới.
Cuban yêu thích đầu tư và kinh doanh. Bạn không thể nói là ông không đam mê kinh doanh. Hãy yêu làm những bạn làm hoặc bạn đừng làm nữa!
Bảo Bình (Theo Inc)
Tags