Quy trình nặn mụn không để lại sẹo
Rửa tay
Việc tiếp theo cần làm là rửa sạch tay, điều này sẽ làm hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào da. Nếu bạn dùng kim để nặn mụn thì cần làm sạch kim bằng cách khử trùng nước trước khi tiến hành nặn mụn.
Dùng cồn hoặc bông tẩy trang để nặn mụn
Chúng ta chỉ nên nặn mụn một cách nhẹ nhàng.
Bạn chỉ cần tẩm cồn vào miếng bông rồi thoa nhẹ nhàng lên mụn bọc. Sau đó dùng miếng bông tẩm cồn khác lau sạch cây lau mụn cho sạch sẽ. Tiếp theo dùng cây nặn mụn, nặn mụn nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương cho da khi nặn.
Nếu dùng bông tẩy trang thì bạn kệp bông vào giữa hai ngón tay rồi chụm miếng bông đó lên mụn, nhẹ nhàng bóp mụn từ hai bên. Nếu nhân mụn không chịu ra, bạn hãy dừng lại thay vì cứ cố bóp mạnh hơn. Nếu mụn vẫn chưa ra thì bạn nên để mụn “già” thêm một chút nữa nếu không sẽ rất dễ để lại vết thâm.
Rửa mặt
Sau khi nặn, bạn cần rửa mặt lại với sữa tươi hay sữa rửa mặt dịu nhẹ.
Chăm sóc da
Đặt một cục nước đá lên mụn trong vài phút giúp làm giảm vết đỏ và se lỗ chân lông.
Sau đó, thoa nghệ tươi, nha đam hay mật ong lên những vết mụn đã nặn, để giúp vết thương liền nhanh hơn và không để lại sẹo.
Những loại mụn không nên nặn
Cách nặn mụn
Sau khi nặn mụn bạn nên thoa nghệ tươi hoặc mật ong.
Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, mụn mủ, sưng to và đau, không thấy cồi mụn.
Mụn trứng cá nổi thành từng đám. Mụn xuất hiện cùi trắng, mụn mủ thường lớn và rất đau, chảy dịch hoặc mủ rất hôi.
Mụn trứng cá ác tính thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng viêm kèm sốt nhẹ, mụn có kích thước lớn và rất đau. Nếu gặp loại mụn này mà bạn nặn thì mụn sẽ nhanh chóng loét ra và lành để lại sẹo.
Với đám mụn này, bạn không nên “khiêu khích” chúng, nếu không hậu quả là da sẽ bị viêm, để lại sẹo lõm, vết thâm và thậm chí là khiến mụn phát triển ồ ạt hơn nữa cơ.
Những mụn được nặn
Các loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng rẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn khô, đen và trồi lên. Điều đó chứng tỏ mụn đã già và an toàn cho việc nặn. Tuy nhiên, ngay cả lúc này, bạn cũng cần nặn cho đúng cách để hạn chế sẹo mụn.
theo phunu
Tags